Một trong những yếu tố quyết định thành công trên thị trường chính là chiến lược kinh doanh tuyệt vời của những người đứng đầu doanh nghiệp. Chiến lược chính là nền tảng định hướng những bước đi đúng đắn cho doanh nghiệp. Vậy chiến lược là gì? Có những loại chiến lược nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi đó đồng thời đưa ra cho bạn một số ví dụ điển hình về những chiến lược thành công tại các doanh nghiệp hàng đầu để học tập.
Chiến lược là gì?
Chiến lược là một tập hợp các quan điểm, mục tiêu cơ bản, các giải pháp cùng các cách thức tốt nhất được sử dụng để đạt được mục tiêu các mục tiêu đó trong một thời gian nhất định. Chiến lược được bắt đầu với việc xác định kết quả kỳ vọng, gọi là mục tiêu định hướng cho doanh nghiệp trong vài năm.
Chiến lược kinh doanh phải đảm bảo ăn khớp cả 4 yếu tố gồm: Mục tiêu chiến lược; Phạm vi chiến lược; Lợi thế cạnh tranh và hoạt động chiến lược.
Thế nào là tầm nhìn chiến lược?
Tầm nhìn chiến lược được hiểu là khả năng nhìn xa trông rộng vào tương lai, từ đó lập kế hoạch dài hạn. Nó thường được được chuẩn bị và phát biểu chính thức trong một tổ chức hoặc công ty. Nó mô tả các kết quả mong muốn đạt được một cách lý tưởng hóa. Nếu một người lãnh đạo không có tầm nhìn chiến lược, công ty sẽ không thể phát triển lâu dài.
Phân biệt chiến lược và chiến thuật
- Chiến lược là một tập hợp các mục tiêu tổng thể trong khi chiến thuật lại là hành động cụ thể dựa trên sự lựa chọn chiến lược nào đó.
- Chiến lược là kế hoạch hành động giúp đạt được các mục tiêu cụ thể, trong khi chiến thuật lại là những phương pháp được thực hiện để đạt được mục đích nào đó.
Các bước xây dựng chiến lược kinh doanh cơ bản
Thiết lập mục tiêu
Khi xây dựng chiến lược kinh doanh, bước đầu tiên là phải xây dựng được các mục tiêu mà doanh nghiệp mong muốn gặt hái được trong tương lai. Các mục tiêu phải có tính thực tế và lượng hóa được, thể hiện chính xác thứ mà công ty muốn đạt được. Trong chiến lược kinh doanh, các mục tiêu quan trọng nhất chính là doanh thu, lợi nhuận và thị phần.
Mục tiêu giúp định hướng cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nỗ lực vươn đến một đích đến mong đợi. Nó cũng được dùng để làm tiêu chuẩn đánh giá và đo lường kết quả thành công của hoạt động kinh doanh.
Đánh giá vị trí của doanh nghiệp hiện tại
Sau khi thiết lập mục tiêu và để đạt được chúng, người quản lý cần có tiêu chí đánh giá hợp lý về vị trí hiện tại của doanh nghiệp:
- Môi trường kinh doanh: Cần nghiên cứu và đánh giá môi trường kinh doanh để xem đâu là nguy cơ, đâu là cơ hội thuận lợi cho chiến lược.
- Nội lực: Cần phân tích được toàn bộ các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp về: bộ máy quản lý, tài chính, marketing, hoạt động sản xuất,…
Chiến lược sản phẩm
Chiến lược sản phẩm là xương sống của một chiến lược kinh doanh, giúp doanh nghiệp xác định được hướng đầu tư, cách thiết kế sản phẩm đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu đồng thời hạn chế thất bại. Do đó, doanh nghiệp phải tập trung, chú trọng xem xét các yếu tố có thể ảnh hưởng tới sản phẩm, từ đó tăng doanh số bán hàng, bao gồm: chất lượng, giá thành và nhãn hiệu.
Chiến lược sản phẩm cần làm rõ ràng 3 vấn đề: Mục tiêu cần đạt, Đối thủ cạnh tranh và Lợi thế cạnh tranh.
Đánh giá, kiểm soát kế hoạch
Ở bước này, người quản lý sẽ xác định xem là việc lựa chọn cách thức trong kế hoạch có phù hợp với mục tiêu đề ra ban đầu của doanh nghiệp hay không. Đây gọi là quá trình đánh giá và kiểm soát kế hoạch, dự toán cũng như bổ sung thêm nếu cần.
Các loại chiến lược marketing
Chiến lược giá
Chiến lược định giá hay chiến lược về giá là 1 trong 4 yếu tố quan trọng nhất trong chiến lược Marketing-mix. Mục tiêu của doanh nghiệp là xác định được những mức giá cạnh tranh và hấp dẫn nhất cho các sản phẩm/dịch vụ của họ. Có thể xem chiến lược giá chính là yếu tố có tính chất quyết định đến hoạt động marketing trong doanh nghiệp.
Chiến lược sản phẩm
Chiến lược phát triển sản phẩm cũng là 1 trong 4 yếu tố quan trọng nhất của chiến lược marketing mix. Nó bao gồm việc sáng tạo, thay đổi và cải tiến các sản phẩm và dịch vụ hiện có, giúp tăng sản lượng hàng hóa tiêu thụ. Chiến lược sản phẩm này thường cần ngân sách khá lớn, đặc biệt là giai đoạn nghiên cứu, phát triển sản phẩm. Chiến lược này tập trung vào toàn bộ các sản phẩm hoặc từng sản phẩm riêng biệt của doanh nghiệp.
Chiến lược phân phối
Chiến lược phân phối là hệ thống bao gồm các hoạt động nhằm đưa sản phẩm/dịch vụ từ nhà cung cấp, qua hệ thống bán hàng trung gian đến với người tiêu dùng cuối cùng. Một doanh nghiệp có thể áp dụng nhiều chiến lược phân phối như phân phối đại trà và phân phối độc quyền.
Chiến lược bán hàng
Chiến lược bán hàng là một bộ phận quan trọng trong chiến lược kinh doanh. Nó tập trung vào vấn đề bán cái gì, kỹ năng bán hàng và công cụ bán hàng nào được áp dụng để bán hàng. Chiến lược bán hàng sẽ được xây dựng, điều chỉnh phù hợp với kế hoạch và mục tiêu doanh thu, giành thị phần lớn,…
Chiến lược thâm nhập thị trường
Chiến lược thâm nhập thị trường là tập hợp các cách thức nhằm tăng thị phần của các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Nó thường được áp dụng riêng biệt hoặc kết hợp với các chiến lược khác, bao gồm việc tăng số lượng nhân viên bán hàng, chi phí quảng cáo, tăng cường hoạt động xúc tiến bán hàng đồng thời tăng nỗ lực quan hệ với công chúng (PR). Cụ thể là:
- Xúc tiến bán hàng: là tập hợp các biện pháp khiến khách hàng mua sản phẩm ngay hoặc mua nhiều hơn.
- Quan hệ công chúng: là công cụ truyền thông sản phẩm, tổ chức, hoạt động,…giúp tạo dựng quan hệ thân thiết với khách hàng, giới truyền thông và cộng đồng.
Chiến lược truyền thông
Chiến lược truyền thông là tập hợp các phương pháp và cách thức tiếp cận đối tượng mục tiêu, giúp họ nhận biết về thương hiệu, dịch vụ, sản phẩm, từ đó dùng thử sản phẩm, ra quyết định mua hàng, thậm chí trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp.
Chiến lược truyền thông bao gồm 2 phần chính:
- Nội dung: là thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng.
- Sử dụng phương tiện truyền thông: là cách thức truyền thông điệp của dịch vụ, sản phẩm và thương hiệu đến với người tiêu dùng, với chi phí tối ưu nhất.
Chiến lược khác biệt hóa
Chiến lược khác biệt hóa được hiểu là một chiến lược tạo ra các sản phẩm/dịch vụ độc đáo nhất, đạt được lợi thế cạnh tranh cao nhất và khiến khách hàng có lý do mua sản phẩm của doanh nghiệp bạn mà không phải đối thủ. Ở đây, bạn có thể đặt giá sản phẩm cao hơn một cách đáng kể so với giá trung bình của ngành, hoặc tạo nên một sản phẩm có ưu điểm vượt trội, tính năng, công dụng mới mẻ so với các sản phẩm cùng ngách trên thị trường.
Những chiến lược thành công đáng học hỏi
Chiến lược đại dương xanh
Đây là một chiến lược mở rộng và phát triển thị trường, không có hoặc không cần thiết đến sự tồn tại của cạnh tranh. Chiến lược đại dương xanh được nghiên cứu bởi học giả Kim và Mauborgne tại Viện INSEAD của Pháp.
Chiến lược đại dương xanh tạo nên một bước đột phá cho cả doanh nghiệp và khách hàng, mở ra một thị trường không có cạnh tranh, được ví như những đại dương xanh. Nhờ đó, công ty có thể chuyển từ việc tập trung nhân lực vào việc chiến thắng đối thủ sang việc biến cạnh tranh không còn là điều quan trọng.
Chiến lược kinh doanh của Grab
Grab không cần chi nhiều tiền để quảng cáo rầm rộ, chỉ bằng con đường marketing truyền miệng, những bộ đồng phục màu xanh trên khắp mọi đường phố lớn đã làm nên thương hiệu cho Grab.
- Chiến lược sản phẩm của Grab: đa dạng các sản phẩm, bao gồm Grabbike, Grabtaxi, Grabcar, Grabexpress và Grabshare. Grab luôn đảm bảo chất lượng tốt nhất, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng và dịch vụ Grabexpress – dịch vụ giao hàng chính là một loại hình sáng tạo và đột phá nhất của Grab.
- Chiến lược giá: Grab đã cắt giảm tối thiểu tất cả các loại chi phí, từ đó cho khách hàng giá dịch vụ tốt nhất. Chính chiến lược giá của Grab đã đánh một đòn mạnh vào tâm lý khách hàng, khiến thị phần của Grab tăng chóng mặt.
- Chiến lược phân phối: Hình thức phân phối của Grab đa dạng. Khách hàng có thể đặt dịch vụ của Grab trên ứng dụng điện thoại một cách nhanh chóng.
- Chiến lược truyền thông: Grab tận dụng các công cụ digital marketing để truyền thông sản phẩm. Grab tiếp cận nhóm khách hàng mục tiêu trên các trang mạng xã hội như Youtube, Facebook, Instagram,…Đồng thời, thường xuyên có các chương trình tri ân, chiết khấu cho khách hàng.
Chiến lược kinh doanh của Coca-Cola
Chiến lược kinh doanh của Coca-Cola đạt được thành công lớn chính từ cách xây dựng thương hiệu hàng trăm năm về trước. Đặc biệt là tập trung vào sự nhất quán từ màu sắc, phông chữ cho đến thiết kế chai, giúp người dùng dễ dàng nhận biết thương hiệu Coca-Cola.
Đây chính là một chiến lược sản phẩm quá đúng đắn và quyết định thành công của Coca-Cola. Logo Coca-Cola có màu đỏ và trắng, xuất hiện khắp nơi, mang lại cảm giác mới mẻ, may mắn và đầy hứng khởi. Coca-Cola đã giữ được bản sắc thương hiệu, sản phẩm trong suốt thời gian qua, từ những ngày đầu mới đi vào hoạt động. Và đây được xem là một chiến lược kinh doanh kinh điển cho các thương hiệu khác học tập theo.
Chiến lược kinh doanh của Điện máy xanh
Điện máy xanh là một thương hiệu đang nổi sóng trong những năm gần đây với chiến lược marketing nổi bật nhất. Đây là một thương hiệu của Việt Nam thực hiện cuộc cách mạng lớn trong ngành bán lẻ đồ gia dụng.
Chiến lược marketing của Điện máy xanh tập trung vào việc tạo ra các Viral Video có hiệu ứng quảng cáo cực kỳ hiệu quả, làm khuấy đảo cộng động mạng Việt Nam trong một thời gian tương đối dài, và đó cũng là cách tăng sự nhận diện thương hiệu. Và đây được coi là chiến lược marketing khiến tâm trí khách hàng bị ám ảnh nhất trong lịch sử.
Việc doanh nghiệp hiểu được chiến lược là gì, các bước xây dựng ra sao cũng như các loại chiến lược là nền tảng để tạo nên những chiến lược thành công và đột phá trong tương lai. Hy vọng những kiến thức trong bài viết trên sẽ giúp ích cho sự phát triển của các doanh nghiệp.