Có bao giờ bạn thấy một công ty hay một tập đoàn lớn tuyển dụng Account Manager chưa? Bạn có tự hỏi rằng đó là nghề gì? Những người này là ai? Công việc của họ ra sao? Họ cần làm những gì? Tất cả những thắc mắc ấy sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
Account Manager là ai?
Account Manager là vị trí quản lý bộ phận mang tên Account trong công ty. Bộ phận này làm nhiệm vụ tìm kiếm, chọn lọc khách hàng, tư vấn hàng, chốt đơn hàng và mang doanh thu về cho công ty.
Account Manager còn cần luôn duy trì được các mối quan hệ đối với khách hàng để đàm phán ký hợp đồng với họ. Ngoài làm việc với Client (Khách hàng ), Account Manager còn làm việc với các quản lý cấp thấp khác trong bộ phận như Account Executive và đưa ra những phân tích, đánh giá từ các báo cáo của Executive.
Account có trách nhiệm dõi theo client xuyên suốt từ khâu thuyết phục khách hàng cho đến tận khi đã kết thúc dự án. Điều này làm nên khác biệt của Account Manager với Sales
Công việc mà một Account Manager phải làm
Account Manager có vô số công việc phải làm. Họ vừa phải bảo đảm các mối liên hệ với khách hàng, lại quản trị dự án, vừa phải vận hành công việc nội bộ. Có thể kể đến một số việc như:
Làm tăng doanh số cho công ty
Account Manager được gọi là cầu nối công việc giữa các agency và client, họ làm việc với cả 2 bên cùng một lúc. Họ phải luôn cố gắng tìm kiếm được thật nhiều khách hàng mới thì mới được trả lương. Để nói về Account Client, Campbell đã có một câu nói nổi tiếng : “Chúng ta làm việc cho Agency và chúng ta làm với Client, nhưng chúng ta không làm cho Client”. Đây quả là một câu nói đúng bản chất của Account Manager.
Ngoài ra, Account Manager đề cập đến các dự báo về xu hướng của ngành nhằm đưa ra một chiến lược marketing phù hợp cho client, nắm bắt thông tin về tình hình hoạt động của client để phòng ngừa rủi ro.
Phát sinh chi phí luôn trong tầm tay
Account Manager là một nhánh của Agency. Vì vậy, việc tối ưu lợi nhuận bằng cách cắt giảm những chi phí không cần thiết trên từng dự án là điều Account Manager buộc phải làm.
Việc phát sinh chi phí này có thể xuất phát trong quá trình trao đổi và làm việc giữa 2 bên. Client tất nhiên mong muốn có thêm nhiều sự lựa chọn, việc này làm phát sinh chi phí. Các Account Manager phải yêu cầu tăng ngân sách hoặc cắt giảm các lựa chọn. Account Manager phải cân đối khéo léo để vừa ý khách hàng mà đảm bảo phát sinh chi phí trong tầm tay.
Công việc của Account Manager
Làm việc với các phòng ban khác
Khi Account Manager vừa nhận được brief từ client, họ cần chia sẻ các thông tin cần thiết về khách hàng và các mong muốn của khách cho các phòng ban. Một phòng ban khá quan trọng là phòng Marketing
Ngoài ra, Account Manager còn phải làm việc với các team trong công ty như team event, team event, creative …. để dự án được thực hiện. Account Manager sẽ làm việc khá vất vả như vậy đến khi kết thúc dự án.
Thỏa mãn yêu cầu của khách hàng
“Làm dâu trăm họ” là cụm từ chính xác để tả các Account Manager. Họ phải vừa mềm mỏng với các khách hàng khó tính, lại vừa phải chiều lòng Agency.
Để thỏa hiệp với client, các Account Client luôn biết đưa đẩy đúng lúc. Họ và Agency luôn cần có “ một cái đầu lạnh và một trái tim nóng” để vừa chiều được khách, lại không bị chèn ép quá đáng.
Mức lương của một account manager
Có thể khẳng định, Account Manager là một vị trị tối quan trọng trong các công ty, tập đoàn, các Agency. Bởi vậy, mức lương của vị trí này thường rất cao và còn phụ thuộc vào năng lực của bạn và độ lớn của doanh nghiệp. Thông thường, mức lương có thể dao động từ 8 đến 20 triệu đồng. Nếu bạn đang làm việc với những agency thuộc hàng top, mức lương cứng đã có thể lên tới 15 đến 25 triệu đồng còn chưa kể lương thưởng và hoa hồng.
Đây là một mức lương khá xứng đáng với các công việc mà Account Manager phải là.
Key Account là gì?
Key account là một đối tượng mà các Account manager rất cần quan tâm. Có thể hiểu, Key account là một “ khách hàng lớn”, là chìa khóa, là khách hàng trọng tâm, trọng điểm mà các công ty, doanh nghiệp luôn “ săn lùng” và hướng tới. Đây là nhóm khách hàng luôn được chú trọng, ưu tiên, được đặt lên hàng đầu.
Nhóm khách hàng này thường là những cá nhân hoặc các đơn vị có tiềm năng mua hàng lớn, hành vi mua hàng phức tạp. Công ty và các bộ phận liên quan đến khách hàng đều quan tâm cực lớn đến Key Account.
Làm thế nào để trở thành một Key Account Management
Sáng tạo và không đi lối mòn là chìa khóa
Marketing là một thế giới luôn chuyển động không ngừng. Hàng ngày có bao nhiêu idea mới, idea hay được quảng bá thông minh và rộng rãi. Là một Key Account Manager giỏi, bạn luôn cần dành thời gian, đầu tư sức lực để làm khảo sát về client, đối tượng mục tiêu, ngành hàng, thông điệp rồi nghiên cứu…. để có thể đưa ra những ý tưởng độc và lạ cho các “ khách hàng lớn” của mình.
Càng là Key Account tiềm năng, học càng có những mục tiêu về thương hiệu lớn. Tất nhiên, họ luôn muốn có những thứ mới mẻ, lạ, độc, chưa từng xuất hiện trên thị trường. Key Account Manager không thể sử dụng hay tận dụng lại những ý tưởng cũ cho một chiến dịch mới.
Vì vậy, để làm một Key Account Manager, bạn luôn cần phải học hỏi, trau dồi mỗi ngày, bạn cũng cần biết quan sát, tinh tế để sáng tạo, nếu không bạn sẽ là người “ tối cổ” trong thế giới hiện đại. Càng ngày xã hội càng phát triển, để đứng đúng được vị trí của mình, để không bị chi phối bởi quy luật đào thải dữ dội, Key account Management phải biết cách để định vị Agency của mình thật tốt, cũng như đưa ra giải pháp sáng tạo giúp cho nhóm khách hàng Key Account của mình nổi bật trước các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.
Khả năng bắt trend đỉnh cao và chuyên môn giỏi
Nếu là một Key Account Manager, bạn không chỉ cần chuyên nghiệp về nghiệp vụ, mà cùng cần nhanh nhẹn biết bắt trend, hay thậm chí tạo trend, trào lưu.
Trước hết là bạn cần có chuyên môn giỏi. Đây là một nền tảng nhất định bạn phải có để tư vấn cho khách hàng. Không thể ở trước mặt client nói không có chuyên môn được, bạn cần hiểu biết về dự án, chuyên môn để đưa ra những giải pháp phù hợp, khả thi cho khách hàng và công ty của họ. Nắm được kiến thức, bạn có thể thuyết phục được khách hàng bằng những am hiểu và kinh nghiệm của mình trên lĩnh vực này ngay cả khi không có bộ phận Event đi cùng để hỗ trợ, nhất là đối với những khách hàng lớn như Key Account.
Và một điểm không thể thiếu được nữa để trở thành Key Account Manager là biết bắt trend và tạo trend. Để làm được điều này, bạn cần biết lắng nghe và nắm bắt được các thông tin nhanh nhạy, khảo sát được thị trường đang muốn gì, đồng thời cũng cần trao đổi, đàm phán với khách hàng, hiểu rõ yêu cầu của khách hàng để cung cấp dịch vụ tốt nhất và phù hợp như khách hàng mong muốn.
Có con mắt “nhìn xa trông rộng”
Một Key Account Management giỏi sẽ luôn biết cái gì là cần thiết, cái nào là quan trọng cho công việc của mình. Bạn luôn cần nắm vững từng thế mạnh, ưu điểm, nhược điểm của agency, creative là gì, thị trường đang biến động thay đổi ra sao? Không chỉ nắm vững về bản thân, mà bạn cũng cần biết đối thủ của mình có động thái gì, hành động gì, điều này có làm ảnh hưởng đến kế hoạch của mình không. Key Account Manager luôn cần có một tầm nhìn bao quát nhất, tổng thể nhất về một vấn đề, nhưng không vì thế mà bỏ qua những chi tiết nhỏ nhặt mà ngược lại, cần bao quát từ những thứ tí hon nhất.
Thêm nữa, hàng ngày sẽ có vô số thông tin mà một Key Account Manager cần tiếp nhận. Vì vậy, bạn cần biết xử lý, chọn lọc thông tin sao cho hợp lý nhất. Bạn cần có khả năng nhìn nhận vấn đề và truyền tải thông điệp đến Key Account chính xác. Thử tưởng tượng một Key Account Manager nhìn nhận và truyền đạt một vấn đề không đúng, khi xảy ra sự cố, khách hàng không thể có những hành động, động thái kịp thời để xây dựng lại dự án.
Trong một công ty, bóng dáng của một Account Manager luôn đi liền với Human Resources Manager. Hãy cùng tìm hiểu một chút về công việc có liên quan này nhé!
Human Resources Manager là gì?
Human Resources (HR) Manager có thể hiểu là người đứng đầu bộ phận nhân sự, chịu trách nhiệm phát triển và triển khai các chiến lược nhân sự phù hợp với chiến lược kinh doanh tổng thể, giúp giải quyết các yêu cầu, khiếu nại hoặc các vấn đề khác liên quan.
Trong một công ty, tổ chức hay doanh nghiệp không thể thiếu hình bóng của một HR Manager.
Human Resources Manager cần đảm nhiệm những gì?
Một HR Manager cần đảm nhiệm rất nhiều công việc cùng lúc. Các công việc của họ có thể kể đến như:
- Tạo dựng và thực hiện các chiến lược nhân sự phù hợp với từng chiến lược kinh doanh trong từng giai đoạn phát triển của công ty.
- Tham gia, xây dựng và trực tiếp quản lý, chịu trách nhiệm trong quá trình tuyển dụng, tuyển chọn nhân sự
- Quản lý, đánh giá, giám sát công minh việc thưởng phạt cho từng nhân viên. HR Manager cần đảm bảo nguồn nhân lực để thực thi các kế hoạch, hoạt động của một bộ phận và của cả công ty, tập đoàn.
- Hỗ trợ các nhân sự về nhu cầu kinh doanh, giữ chân được lao động, vạch ra được rõ ràng lộ trình phát triển nghề nghiệp của từng nhóm nhân sự.
- Thiết lập các hệ thống tiêu chuẩn nhất định để đánh giá được năng lực của nhân sự qua từng giai đoạn đề có kế hoạch lương thưởng, các chế độ đãi ngộ và phúc lợi cho nhân viên.
- Làm việc với ban lãnh đạo của công ty, báo cáo, tư vấn hỗ trợ lãnh đạo đưa ra các quyết định về nhân sự, các con số liên quan đến nhân sự, cơ cấu tổ chức và phát triển.
- Quan tâm đến nhân viên từ sức khỏe đến công việc, lắng nghe ý kiến của nhân viên để xây dựng công ty, tập đoàn nhưng vẫn phải nắm vững và quản lý, xây dựng văn hóa doanh nghiệp
- Đảm bảo luôn tuân thủ pháp luật trong hoạt động quản trị nguồn nhân lực.
Với việc phải đảm nhiệm nhiều công việc nặng nhọc như vậy, vị trí Human Resources Manager trong công ty, tổ chức hay doanh nghiệp lại có mức lương thưởng cực kỳ cao. Đối với các nhà hàng, khách sạn 4 – 5 sao, vị trí này có thể đạt mức lương lên tới 30 – 50 triệu đồng/tháng, chưa kể tiền thưởng doanh thu và các dịp lễ tết. Đây là một ngành nghề rất có triển vọng với những bạn muốn theo đuổi!
Như vậy. bài viết đã chia sẻ với bạn các về Account Manager và các thông tin liên quan. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nghề này. Cảm ơn bạn đã đón đọc!