Mindmap công cụ tuyệt vời giúp bạn học tập, làm việc thật hiệu quả

Khoa học đã chứng minh rằng, não bộ của con người mã hoá trí nhớ tốt hơn chữ viết rất nhiều lần. Đây là lý do tại sao bạn nên học cách xây dựng mindmap trong quá trình học tập hay làm việc. 

Thực chất, hầu hết mọi người đều đã biết đến phương pháp này, nhưng không mấy người sử dụng. Nguyên nhân do đâu? Vì “lười”, bản đồ tư duy mindmap đòi hỏi nhiều màu sắc, hình vẽ và chữ nghĩa, khiến nhiều người rất ngại vì thấy tốn thời gian. Bên cạnh đó, mindmap thường được xây dựng nhiều tầng nhiều nhánh, người chưa quen mới ban đầu sẽ thấy rắc rối và khó học.

Sơ đồ tư duy mindmap nhiều màu sắc, nhiều nhánh mang lại cảm giác khá rắc rối
Sơ đồ tư duy mindmap nhiều màu sắc, nhiều nhánh mang lại cảm giác khá rắc rối

Tất cả đều là những hiểu nhầm của những người mới tiếp cận với phương pháp này, chỉ nhìn qua mindmap và chưa thực sự hiểu về nó. Với bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn trực quan nhất về sơ đồ tư duy mindmap. Đừng bỏ qua vì chắc chắn phương pháp này sẽ hữu dụng đối với bạn.

Mindmap là gì?

Mindmap hay còn gọi là sơ đồ tư duy – là một phương pháp ghi chép giúp tận dụng được khả năng ghi nhớ của trí não, giúp người sử dụng nhanh chóng nắm bắt được vấn đề, nội dung và liên kết các nội dung ấy với nhau. Hiện nay, đây được đánh giá là phương pháp học tập, làm việc hiệu quả, đơn giản, được khuyến khích sử dụng nhất.

Mindmap được cấu thành bởi từ khóa, hình ảnh, màu sắc và những đường nối thể hiện sự tương quan
Mindmap được cấu thành bởi từ khóa, hình ảnh, màu sắc và những đường nối thể hiện sự tương quan

Hiểu đơn giản hơn, mindmap là một giản đồ bao gồm các keyword (từ khóa chính), hình vẽ, đường nối mang tính liên kết để xây dựng một bức tranh tổng quát về một vấn đề nào đó.

Tạo sao nên sử dụng sơ đồ tư duy mindmap?

  • Nâng cao hiệu quả ghi nhớ: Các ý chính và ý phụ trong mindmap đều được đặt đúng vị trí của mình, sự trình bày theo đúng thứ tự và quan hệ tương hỗ giúp bạn nhanh chóng và linh hoạt hơn trong việc ghi nhớ. Đồng thời, màu sắc và hình ảnh giúp kích thích thị giác, tăng tính gợi nhớ giúp việc lưu trữ dữ liệu của não bộ lâu dài hơn.
  • Kích thích sự sáng tạo: sự sáng tạo sẽ phát triển từ khi bạn vẽ sơ đồ, cho đến khi bạn hoàn tất sơ đồ tư duy đó. Trong quá trình thực hiện, bạn sẽ dễ dàng nảy ra những phương án hay ý tưởng nào khác từ những liên kết trong sơ đồ.
Mindmap giúp kích thích sự sáng tạo từ não bộ
Mindmap giúp kích thích sự sáng tạo từ não bộ
  • Thu nhỏ khối lượng thông tin: khi có quá nhiều thông tin, chúng ta thường sẽ dễ bị lạc trong “mê cung thông tin” đó. Bằng việc cắt giảm tối đa lượng chữ, chỉ sử dụng keyword và mũi tên thể hiện quan hệ tương hỗ, mindmap giúp bạn chỉ cần nhớ những keyword chính mà thôi.
  • Giúp giải quyết vấn đề: Khi bạn gặp một vấn đề khó, cần phương án để xử lý nó, mindmap có thể giúp bạn tái hiện lại bức tranh tổng quan của vấn đề. Tương tự với việc đi lại ngoài đường, bạn sẽ lạc, không đến được đích nếu bạn không có bản đồ. Trong học tập và làm việc, mindmap là “bản đồ” của bạn đấy!
  • Tiết kiệm thời gian: như chúng tôi đã nói trên bài, với vài người chỉ tiếp cận qua với mindmap có thể gặp tình trạng “ngại” vì thấy mindmap khá phức tạp. Có thể mindmap khiến bạn cảm thấy hơi cầu kỳ một chút, nhưng tính cả thời gian bạn viết và ghi nhớ, so với việc vừa vẽ mindmap vừa ghi nhớ thì chắc chắn mindmap tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều. Chưa kể hiện nay nhiều nhà phát triển đã cung cấp rất nhiều phần mềm vẽ mindmap nhanh chóng mà bạn có thể dễ dàng học cách sử dụng.
Mindmap giúp tiết kiệm thời gian tối ưu
Mindmap giúp tiết kiệm thời gian tối ưu

Hướng dẫn cách vẽ mindmap từ A đến Z

Việc xây dựng và vẽ mindmap bao gồm 4 bước cơ bản như sau:

Bước 1: Xác định vấn đề, đối tượng chính trong nội dung

Xác định vấn đề, đối tượng chính trong nội dung
Xác định vấn đề, đối tượng chính trong nội dung

Bạn cần xác định các ý chính bao hàm khái quát chúng của mindmap. Các ý như “Đối tượng chính là gì? Vấn đề chính là gì?” sẽ là trung tâm của sơ đồ tư duy. Sau khi xác định được, bạn viết từ khóa này ra giữa mặt giấy. Từ khoá trung tâm này nên được viết lớn nhất, dễ nhìn nhận, và bạn có thể minh hoạ thêm bằng hình ảnh hoặc ký hiệu để biểu thị nó.

Bước 2: Đi sâu hơn vào ý chính bằng các ý phụ cấp 1, 2,…

Bạn bắt đầu thu nhỏ bức tranh thông tin bằng các keyword phụ cấp 1, bắt đầu đi sâu hơn vào keyword chính với các keyword phụ cấp 1 vừa tìm được. Bắt đầu từ trung tâm, hãy phát triển các ý, các keyword ra các hướng khác nhau. Hãy tự do chủ động trải rộng thông tin ra và đừng hạn chế nó. Việc viết chi tiết các thông tin có thể khiến não bộ của bạn cảm thấy rối rắm hơn thôi. Và bạn chỉ cần tiếp tục đi sâu vào các keyword phụ cấp 1 bằng các keyword phụ cấp 2, 3, 4,… 

Đi sâu hơn vào ý chính bằng các ý phụ cấp 1, 2,...
Đi sâu hơn vào ý chính bằng các ý phụ cấp 1, 2,…

Lúc này, bạn nên sử dụng màu sắc khác nhau, hình vẽ khá nhau để tiện hơn với việc nhận diện thông tin của não bộ.

Bước 3: Liên kết thông tin bằng đường nối, dấu mũi tên

Liên kết thông tin bằng đường nối, dấu mũi tên
Liên kết thông tin bằng đường nối, dấu mũi tên

Kết nối các ý, keyword bằng đường liên kết hoặc dấu mũi tên. Việc này giúp não bộ ghi nhớ tốt hơn. có một lưu ý nhỏ là bạn nên sử dụng các đường cong thay vì đường thẳng. Đường thẳng mang lại cảm giác khô cứng, buồn tẻ, có thể khiến não bộ “chán nản” hơn với việc ghi nhớ.

Tiếp tục triển khai các ý phụ sơ cấp khác
Tiếp tục triển khai các ý phụ sơ cấp khác

Bước 4: Áp dụng vào thực tiễn

Sau khi hoàn thành sơ đồ tư duy mindmap, bạn cần sử dụng nó. Sử dụng mindmap khi nào? Trong làm việc, trong học tập thậm chí là chính bài giảng của mình, bạn đều có thể sử dụng. Đừng vứt những bản đồ mà bạn đã vẽ ra nhé, thỉnh thoảng khi cần bạn có thể cần sử dụng lại đấy! Bên cạnh đó, việc xem một bản mindmap nhiều lần cũng có thể giúp bạn ghi nhớ thông tin lâu hơn rất nhiều so với chỉ xem một hay hai lần.

Top 3 phần mềm vẽ mindmap online free tốt nhất

Thời đại 4.0 giúp bạn có thể xây dựng mindmap nhanh chóng trên máy tính rồi in ra mà không phải khổ công như Tony Buzan – “ông tổ của mindmap” ở cuối thập niên 60 của thế kỷ 20 nữa. Sau đây là 3 website được chúng tôi đánh giá là tốt nhất, đặc biệt chúng đều cung cấp dịch vụ vẽ mindmap free, đạt đủ tiêu chuẩn “nhanh – gọn – rẻ” dành cho bạn:

Mindmeister – website nổi bật với tính năng làm việc nhóm

Mindmeister là một website cho phép bạn tạo một sơ đồ tư duy hoàn toàn dễ dàng và miễn phí. Mindmeister cũng mang khá nhiều ưu điểm nổi bật như có đầy đủ chứng năng thêm hình ảnh, ký tự, ý kiến, link, icon dễ dàng; kho ký tự, icon cũng đa dạng trong nhiều lĩnh vực; Hỗ trợ in ra giấy; Hỗ trợ làm việc nhóm; Hỗ trợ theo dõi việc chỉnh sửa mindmap trong quá trình làm việc nhóm; Hỗ trợ xuất file định dạng khác nhau như PDF, JPG, PNG, GIF tùy theo nhu cầu của bạn. Tính năng cho phép làm việc nhóm, chia sẻ ý tưởng giữa các thành viên trong nhóm được đánh giá là điểm cộng lớn dành cho Mindmeister.

Giao diện trang chủ của Mindmeister
Giao diện trang chủ của Mindmeister

Tuy nhiên, Mindmeister cũng được người dùng chỉ điểm một vài yếu tố như thanh công cụ khá phức tạp, gây khó khăn cho người mới sử dụng hay chỉ giới hạn xây dựng 3 bản đồ tư duy với tài khoản miễn phí.

Link website Mindmeister: TẠI ĐÂY

Mindly – công cụ vẽ mindmap tốt nhất trên nền tảng di động

Đây là công cụ vẽ mindmap được đánh giá là tốt nhất trên nền tảng di động. Nghĩa là với mindly, bạn có thể vẽ mindmap trên điện thoại thông minh, máy tính bảng hay laptop. Tuy nhiên, vì giới hạn của màn hình di động nên bạn sẽ phải zoom hình hay kéo thả liên tục. 

Giao diện của Mindly

Hiểu được điều đó, nhà phát triển Mindly đã rất thông minh khi cung cấp chức năng tự động phóng to màn hình tới nhánh ý tưởng với tầm tay tuỳ chỉnh của bạn. Bạn không phải zoom lại hình hay lo lắng size chữ không phù hợp với mindmap nữa.

Hiện nay, Mindly hỗ trợ cả hệ điều hành mac OS, iOS và Android.

Coggle – phần mềm online phù hợp với người mới làm quen

Giao diện trang chủ của Coggle
Giao diện trang chủ của Coggle

Coggle với giao diện gọn nhẹ, sắp xếp tính năng thông minh được đánh giá là ứng dụng hàng đầu dành cho người mới bắt đầu làm quen với mindmap. Template của Coggle cung cấp sẵn điểm trung tâm, các nút “+” giúp bạn dễ dàng thêm “nhánh” vào xung quanh. Bạn chỉ cần nhấp, Coggle sẽ tự động hiển thị đường nhánh sao cho dễ nhìn và trực quan nhất có thể. Bên cạnh đó, bạn có thể tiết kiệm thời gian vẽ bằng cách thiết lập phím tắt tại dấu “?” phía dưới bên phải màn hình. Hay sử dụng nút shortcut để việc vẽ mindmap để nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Coggle được xây dựng trên nền tảng website và hoàn toàn miễn phí. Và bạn cũng có thể bỏ ra 5$/tháng để sử dụng Coggle ở bản cao cấp, đa chức năng hơn.

Link website Coggle: TẠI ĐÂY 

Trên đây là 3 phần mềm vẽ mindmap free mà chúng tôi đánh giá là tốt nhất. Phương pháp truyền thông vẽ mindmap trên giấy, trên sổ tay tuy sẽ có nhiều mặt hạn chế như kích thước mặt giấy hạn hẹp, tiêu tốn nhiều thời gian. Nhưng phương pháp này sẽ giúp bạn ghi nhớ tốt nhất, nâng cao hiệu quả sáng tạo nhất. Vì khoảng thời gian bạn chăm chút, tô vẽ mindmap chính là “khoảng thời gian vàng” não bộ nảy sinh các ý tưởng, cách giải quyết cho vấn đề.

Tóm lại, mỗi phương pháp hay phần mềm đều có những ưu, nhược điểm khác nhau. Tùy vào nhu cầu của bạn mà bạn có thể lựa chọn phần mềm sao cho phù hợp nhất. Chúng tôi hy vọng bài viết này có ích đối với bạn và chúc bạn học tập, làm việc hiệu quả hơn với sơ đồ tư duy mindmap!

4/5 - (1 bình chọn)

Trả lời