Dành cho những ai quan tâm đến mô hình SWOT

Thuật ngữ SWOT là từ ngữ quen thuộc đối với mọi người từ các phòng ban văn phòng, lớp học hay những nhà lãnh đạo cấp cao.

Là thuật ngữ được mọi người quan tâm rất nhiều, luôn đưa ra làm chủ đề bàn tán, tranh luận. Bạn ra ngoài và thấy mọi người bàn tán sôi nổi về nó, nhưng bạn không biết SWOT là gì? Và ứng dụng như thế nào? Nếu còn thắc mắc hãy cùng tìm hiểu nhé.

SWOT là gì?

Chính là một trong những bước để tạo lên được chiến lược kinh doanh, Marketing cho các công ty hoặc doanh nghiệp. Xây dựng bởi 4 yếu tố cơ bản được nêu lên bởi chữ cái đầu tiên:

  • S trong từ Strengths: Là điểm mạnh, ưu thế
  • W trong từ Weaknesses: Là điểm yếu, điểm khiếm khuyết
  • O trong từ Opportunities:  Là cơ hội, thời cơ
  • T trong Threat: Là thách thức, mối đe dọa
Viết tắt của mô hình SWOT
Viết tắt của mô hình SWOT

Nói một cách tổng quát thì SWOT là một mô hình có thể sử dụng và nắm bắt được đầy đủ Điểm mạnh (Strengths) – Điểm yếu (Weaknesses) – Cơ hội (Opportunities) và Nguy cơ (Threat). Bây giờ hãy cùng phân tích từng yếu tố bên trong nhé.

Ví dụ bạn đang đưa ra một chiến lược kinh doanh cho công ty của mình, hãy xác định và đưa ra:

Điểm mạnh (Strengths) là yếu tố cần được xác thực rõ ràng như:

  • Những lợi thế mà công ty bạn có?
  • Những điều mà công ty bạn có thể làm tốt nhất?
  • Điều gì là lợi thế của công ty bạn ở trên thị trường?
  • Những yếu tố nào giúp bạn có thể làm được?

Những vấn đề trên cần được đưa ra trong một góc nhìn tổng quát, từ phía nội bộ công ty của bạn cũng như đánh giá từ trước mà khách hàng đem tới.

Điểm yếu (Weaknesses) được đưa ra rõ ràng để được khắc phục như:

  • Công ty bạn đang gặp khó khăn trong việc gì?
  • Những gì công ty bạn có thể cải thiện được?
  • Những điểm yếu của công ty bạn trên thị trường?
  • Yếu tố làm mất doanh thu?

Những điều đưa ra cần được xem xét và nhận thấy từ bên trong và bên ngoài. Có khi là những thứ mà bên ngoài nhận thấy còn bạn thì không. Vì vậy nhớ lấy hết ý kiến từ nhiều khía cạnh khác nhau.

Cơ hội (Opportunities) có thể đến bất cứ lúc nào, hãy xác định:

  • Đâu là cơ hội tốt nhất cho công ty của bạn?
  • Những xu hướng mà bạn nhận thấy là gì?

Có thể đến từ những việc như: thay đổi thị trường, chính sách của chính phủ liên quan đến lĩnh vực của công ty bạn. Vì vậy, hãy chắc chắn nắm bắt thật chắc và không bỏ lỡ khi có cơ hội đến.

Nguy cơ (Threat) là yếu tố cần được chú ý như:

  • Những trở ngại mà bạn có thể đối mặt?
  • Những điều bất lợi mà công ty đối thủ đem lại?
  • Thay đổi công việc, sản phẩm hoặc dịch vụ khác
  • Vấn đề tài chính xoay vòng hay những khoản nợ khó đòi?

Cần nhận thức thật rõ những vấn đề này để có được hướng giải quyết kịp thời cho công ty bạn.

Vậy, có thể thấy được điểm mạnh (Strengths) – điểm yếu (Weaknesses) là yếu tố nội bộ xuất phát từ tổ chức của bạn. Cơ hội (Opportunities) và nguy cơ (Threat) là yếu tố thường xuất phát từ bên ngoài.

Phân tích SWOT là gì?

Một trong 5 bước tạo thành chiến lược sản xuất kinh doanh, bao gồm:

  •  Xác lập tôn chỉ của doanh nghiệp
  • Phân tích SWOT
  • Xác định mục tiêu chiến lược
  • Hình thành các mục tiêu và kế hoạch chiến lược
  • Xác định cơ chế kiểm soát chiến lược

Phân tích SWOT là phân tích 4 yếu tố đưa ra các tác nhân có lợi và có hại ở bên trong và bên ngoài như

  • Điểm mạnh: Là các tác nhân bên trong doanh nghiệp, mang tính tích cực cần được duy trì để đạt được mục tiêu
  • Điểm yếu: Là các tác nhân bên trong mang tính tiêu cực cần được sửa chữa hoặc chấm dứt để dễ dàng đạt mục tiêu hơn
  • Cơ hội: Là các tác nhân có lợi bên ngoài cần được tận dụng và ưu tiên, nắm bắt kịp thời để xây dựng và phát triển
  • Nguy cơ: Là các nhân gây hại bên ngoài cần đưa ra các phương án phòng bị, giải quyết và quản lý chúng.

Phân tích SWOT rất đơn giản và hữu ích vì có thể đưa ra được điểm mạnh và điểm yếu của mình. Đồng thời biết được những cơ hội và nguy hiểm mà bạn sẽ gặp phải. Giúp ta phát huy được thế mạnh và loại bỏ thế yếu đang có để giảm thiểu những nguy cơ sẽ gặp phải.

Với sơ đồ SWOT được trình bày dưới dạng 4 ô vuông tượng trưng cho 4 yếu tố chính và liệt kê các ý cho từng mục dưới dạng danh sách. Không cần viết quá chi tiết dài dòng mà chỉ nên diễn đạt theo ý chính.

Phân tích SWOT
Phân tích SWOT

Ma trận SWOT là gì?

Thường ta sẽ nghe thấy thuật ngữ ma trận SWOT: là công cụ giúp ta có cái nhìn tổng quan về các yếu tố điểm mạnh – điểm yếu – cơ hội – nguy cơ. Để có thể phân tích được khó khăn, thuận lợi mà bạn đang có.

Từ đó bạn có thể chắc chắn để lập lên kế hoạch kinh doanh và xây dựng chiến lược cho riêng mình. Dùng nó để phát triển sản phẩm và những dịch vụ mình đang có, ngoài ra đánh giá được năng lực của các đối thủ cạnh tranh. Ma trận SWOT là bước được lập ra để thực hiện trước khi lên kế hoạch Marketing cho các doanh nghiệp.

Ma trận SWOT

Phân tích ma trận SWOT một cách nổi bật, hiệu quả như:

  • Điểm mạnh: Phải là những đặc điểm nổi trội, độc đáo để đấu tranh được với đối thủ cạnh tranh. Ví dụ như: Nguồn lực, tài sản, con người, dữ liệu, tài chính, Marketing, cải tiến, văn hóa, quản trị, . . . Bất cứ gì bạn cho là điểm mạnh để thắng được đối thủ.
  • Điểm yếu: Là những việc bạn làm chưa tốt. Hãy tìm xem điểm nào mình chưa có trong điểm mạnh thì đấy có thể là điểm yếu của bạn. Ví dụ: Công việc nào mình còn kém? Mình đang né tránh việc gì? Những lời nhận xét tiêu cực từ người dùng là gì?
  • Cơ hội: Xuất phát từ những tác nhân bên ngoài mang lại lợi ích mà mình có thể nhìn thấy
  • Thách thức: Chính là những yếu tố gây khó khăn, cản trở con đường thành công của bạn. Hãy tìm ra phương án giải quyết để không bị những nguy cơ nhấn chìm hoàn toàn

Bạn có thể tìm kiếm vô vàn ví dụ về ma trận SWOT trên mạng xã hội về các doanh nghiệp, công ty lớn hay thậm chí về bản thân cá nhân mình. Hãy tham khảo một ví dụ sau của nhà máy bia Sedibeng:

Điểm mạnh:

  • Vốn cổ phần được thiết lập và duy trì mạnh mẽ
  • Chiến dịch tiếp thị tích cực và tập trung với các mục tiêu, chiến lược rõ ràng
  • Nhóm quản lý có nhiều kinh nghiệm về bí quyết sản phẩm và kinh doanh
Điểm yếu

  • Không am hiểu công nghệ
  • Có nhiều tuyển dụng mới để đào tạo và cấu trúc để học hỏi
  • Chưa có danh tiếng so với nhà máy bia lớn
Cơ hội:

  • Bao bì: thế hệ mới của người tiêu dùng đánh giá cao việc đóng chai và dán nhãn cao cấp
  • Bia thủ công được đánh giá ngày càng tăng
  • Chính phủ có những khuyến mãi và các sáng kiến hỗ trợ Botswana
Thách thức:

  • Các nhà máy bia lớn có quyền kiểm soát các kênh cung cấp và phân phối để tạo góc thị trường
  • Biến động giá vật tư có thể xảy ra
  • Thị trường cạnh tranh bởi các chiến dịch tiếp thị tốn kém

Những người có công việc lập lên mô hình SWOT

Một câu hỏi đưa ra: Ai là người cần thiết lập lên mô hình SWOT? Không ai khác chính là lãnh đạo cấp trên của các công ty hay những người liên quan. Hãy chủ động phân tích mô hình này để lập lên chiến lược cho công ty của mình.

Tuy nhiên đây không phải việc có thể thực hiện được một mình. Hãy làm việc theo nhóm, lấy thông tin, ý kiến từ nhiều khía cạnh khác nhau để có được kết quả toàn diện và khách quan nhất.

Từ quản lý, leader, hay tạo cơ hội cho chính những nhân viên có thể góp ý vào mô hình SWOT mà bạn đang phân tích. Làm khích lệ tinh thần làm việc và khả năng tư duy của nhân viên trong quá trình làm việc. Ngoài ra, xuất hiện ở các doanh nghiệp lớn, họ còn tiếp thu ý kiến từ những khách hàng của mình. Một phần để cải thiện, một phần muốn cho khách hàng thấy sự lỗ lực thay đổi sản phẩm hay dịch vụ một cách tốt nhất.

Hãy tập hợp từ nhiều khía cạnh khác nhau như bạn bè, những người biết về doanh nghiệp của bạn hay thậm chí là đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp đề có được cái nhìn tổng quan nhất có thể.

Từ mô hình SWOT ta có thể đánh giá được tình hình hiện tại ra sao và đưa ra được chiến lược phù hợp nhất. Vì vậy kế hoạch luôn cần được thay đổi từ 6-12 tháng. Hãy đảm bảo rằng mô hình của bạn ngày càng rõ ràng và hiển thị đúng tình hình hiện tại.

Thực hiện mô hình SWOT.

Bảng mô hình SWOT
Bảng mô hình SWOT

Với bốn yếu tố của mô hình SWOT ứng với từng nội dung có trong từng ô ở bảng trên. Hãy nhìn nhận lại và viết ra tổng quát của vấn đề một cách rõ ràng nhất.

  • Quan tâm đển quan điểm của mọi người xung quanh và chắc chắn không bỏ xót vấn đề nào.
  • Hãy xóa bỏ những điểm trùng nhau, giải quyết được cho nhau
  • Gạch chân những điểm nổi bật cần quan tâm và chú trọng
  • Phân tích ý nghĩa, lý do của từng ý
  • Nêu ra rõ những điều cần làm như duy trì những điểm mạnh và bổ sung khắc phục điểm yếu. Tìm ra những cơ hội để xóa bỏ những rủi ro.
  • Thay đổi mô hình thường xuyên phù hợp với tình hình hiện tại

Tuy nhiên, có thể thấy được chỉ đưa ra được bốn yêu cầu cơ bản mà không có động thái thay đổi thì chắc chắn bạn sẽ thất bại. Hãy để việc bạn phân tích SWOT trở nên hiệu quả cho công việc của bạn bằng cách đưa ra chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp của mình.

Đối với những start – up thì việc lập ra mô hình SWOT giống như vẽ ra từng bước đi của họ. Đây là hành động hữu ích vì có thể lập ra kế hoạch trước cho những gì mình sẽ làm. Hãy biến những lý thuyết trên giấy thành hiện thực bằng cách triển khai chúng.

Phân tích mô hình SWOT
Phân tích mô hình SWOT

Lập kế hoạch bằng cách ghép nối bốn yếu tố mô hình SWOT giống như việc ghép nối lấy điểm mạnh để xóa bỏ những điểm yếu. Hay sử dụng điểm mạnh để bắt lấy những cơ hội trước mắt giúp xóa bỏ nguy cơ sẽ gặp phải. Từ đó đưa ra chiến lược cần thiết để phát triển.

Vẽ ra những vấn đề cần giải quyết để biết những việc phải làm và đặt ra những mục tiêu sẽ đạt được. Giống như một sơ đồ cây, vẽ ra từng bước mình phải làm để hướng tới một mục tiêu cụ thể.

Cơ hội hay rủi ro có thể đến bất cứ lúc nào, có khi còn ngoài sự tưởng tượng. Vì vậy, ngoài việc hướng đến mục tiêu bạn cần phải cập nhập thường xuyên mô hình SWOT. Nhìn nhận xung quanh mọi lúc để nắm bắt được cơ hội cũng như diệt được nguy hại khi cần thiết.

Bài viết đã giúp bạn phần nào hiểu được về SWOT và mô hình SWOT hay việc lập lên một mô hình như thế nào để hiệu quả cho công việc. Hãy nhanh tay bắt đầu thực hiện phân tích SWOT ngay nếu bạn có ý định làm start – up hay bổ sung ý kiến cho mô hình phân tích của công ty bạn.

Chúc bạn thành công!

4.3/5 - (3 bình chọn)

Trả lời