Triết lý kinh doanh và những điều cần học hỏi

Triết lý kinh doanh thường được thể hiện qua các lý do tồn tại và các quan điểm hành động liên quan đến các bộ phận chức năng và các đơn vị trong tổ chức.

Nhắc đến triết lý, có thể hiểu rằng đây là những tư tưởng mang tính chất khái quát sâu sắc được đúc kết từ các kinh nghiệm. Triết lý kinh doanh cũng vậy, nhưng nói qua thì không thể hiểu rõ được, hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu một cách nhanh nhất.

Triết lý kinh doanh là gì?

Có thể coi là một lời tuyên bố sứ mệnh hoặc thể hiện được tầm nhìn của công ty. Triết lý kinh doanh có thể giải thích các mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp hay thể hiện mục đích của nó. Ngoài ra, nó cũng phác thảo được lên các giá trị quan trọng đối với các doanh nghiệp.

Triết lý kinh doanh của Henry Ford
Triết lý kinh doanh của Henry Ford

Triết lý kinh doanh thường được thể hiện qua lý do tồn tại và các quan điểm hành động. Được bắt nguồn từ những thực tiễn trong cuộc sống, hay từ quá trình sản xuất – kinh doanh, . . . được tổng kết lại và rút ra những tư tưởng chủ đạo như nguyên tắc về đạo lý và phương pháp quản lý để dẫn dắt các hành vi.

Nếu các nhà quản trị hay doanh nghiệp có quan điểm về triết lý đúng đắn, họ sẽ luôn biết cách thu hút, sử dụng và đãi ngộ con người một cách hợp lý, giữ được người lao động giỏi lâu dài. Hoặc trong chính phương pháp marketing, họ hiểu được các tư tưởng như “ Khách hàng là yếu tố quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp” thì họ sẽ có những hành vi đáp ứng tốt các nhu cầu, mong muốn của khách hàng tốt nhất.

Các triết lý kinh doanh của các công ty thường được thể hiện bằng nhiều hình thức như: Bài hát của công ty, bản tuyên bố chính thức, . . . Từ đó có thể thấy được những lý do cơ bản như: lý do tồn tại của tổ chức, khẳng định đặc trưng nổi bật, mong muốn phát triển và thành công lâu dài

Mọi công ty, doanh nghiệp đều có những triết lý kinh doanh riêng, nhưng thường có chung những triết lý kinh doanh kinh điển để phát triển doanh nghiệp như:

Không bào chữa lỗi lầm, hãy cải tiến.

Triết lý kinh doanh cần chú ý
Triết lý kinh doanh cần chú ý

Sẽ có nhiều lý do để bào chữa cho các nguyên nhân mắc lỗi, không theo kế hoạch bạn muốn. Tuy nhiên đấy không phải cách giải quyết, điều đó không khiến bạn tốt lên vì không thể giải quyết được vấn đề. Vì vậy, thay vì tìm lý do bào chữa thì  bạn hãy tập trung giải quyết vấn đề. Mặc dù không thể giải quyết vấn đề ngay lập tức nhưng chắc chắn bạn sẽ vững tinh thần để đạt được thành quả xứng đáng.

Đừng dừng lại khi mệt mỏi mà hãy dừng lại khi đã xong.

Hãy luôn tiến về phía trước
Hãy luôn tiến về phía trước

Đôi lúc bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi vì các áp lực công việc đến mức muốn bỏ cuộc. Nhất là khi kết quả không như bạn mong muốn. Nhưng không gì có thể giúp được bạn ngoài sự kiên trì. Bạn cho  rằng mình đã cố gắng hết sức tập trung hoàn thành nó và nhẽ ra bạn phải được hơn thế, nhưng kết quả lại không phải vậy. Nhưng đừng dừng lại khi mọi thứ còn đang dang dở, biết đâu cố thêm một chút bạn sẽ thành công. Miễn là bạn tiếp tục thì thành công chắc chắn sẽ đến với bạn.

Làm việc chăm chỉ trong im lặng và giữ được thành công cho riêng mình.

Luôn im lặng học hỏi
Luôn im lặng học hỏi

Khi bạn làm tốt chắc chắn sẽ muốn được thể hiện, khoe thành quả của mình cho mọi người. Nhưng rồi sẽ đến lúc bạn nhận ra đấy là việc làm khiến mọi người nghĩ bạn đang kiêu ngạo. Thậm chí còn tạo ra sự cạnh tranh nhiều hơn trong tập thể. Vì vậy, bạn chỉ cần tập trung vào công việc thì sẽ đạt được những thành công vang dội mà thậm chí không có đến một đối thủ cạnh tranh.

Đừng lúng túng khi không có cùng suy nghĩ với người khác.

Đừng để người khác tác động vào con đường kinh doanh của bạn dù đó là điều khó tránh. Vì nếu bạn không tập trung vào việc của mình, với những suy nghĩ cốt lõi trong mô hình kinh doanh của mình thì bạn sẽ mãi ở trong dự định và không đạt được kết quả gì. Vì vậy, nếu muốn tốt thì hãy bắt đầu gặp những người có cùng chí hướng, có cùng tư tưởng tích cực và có cuộc sống thành công. Lúc ấy bạn sẽ ít bị chi phối bởi các suy nghĩ tiêu cực.

Đằng sau một người thành công là rất nhiều năm không thành công

Đừng nhìn vào những thành công mà các doanh nghiệp lớn đạt được, hãy nhìn vào cả quá trình nếu bạn muốn học hỏi. Đừng nghĩ làm là sẽ thành công luôn, có những người mất 10 năm với hàng triệu đô cùng vô số lỗi lầm. Họ sẽ chỉ vẻ vang khi nhắc đến số lần họ thất bại trước khi thành công. Vì vậy, chỉ cần bạn tiếp tục thì tỷ lệ thành công sẽ càng tăng lên theo thời gian.

Bạn đang gặp khó khăn không có nghĩa là bạn đang thất bại.

Mỗi thành công lớn đều đòi hỏi những thất bại nhất định. Vì việc trở thành doanh nhân sẽ đòi hỏi rất nhiều yếu tố, không phải dễ dàng và nếu không gặp khó khăn gì thì chắc ai cũng có thể trở thành doanh nhân. Vì vậy, hãy đấu tranh và đừng bỏ cuộc khi có những khó khăn. Tiếp tục lên phía trước cho đến khi bạn thấy ánh hào quang.

Một số triết lý kinh doanh của những người thành công

Một trong những triết lý kinh doanh của người Việt phải kể đến nhà chí sĩ thuộc thời Pháp Lương Văn Can. Với 4 triết lý về đạo đức kinh doanh như:

Nhà kinh doanh nổi tiếng Lương Văn Can
Nhà kinh doanh nổi tiếng Lương Văn Can
  • Kinh doanh chính là phụng sự xã hội: Một nguyên tắc cao nhất là buôn bán phải là một nghề lương thiện và chân chính.

Người cho rằng, những nhà buôn mà chỉ mong giá buôn thấp bán ra cao thì tấm lòng không thoáng đãng bình từ, mua thừa bán thiếu, làm hàng giả tráo với hành thật tất cả vì lòng tham quá nặng. Những người có lòng tham thế thì dù có lợi đến đâu nhưng “xét kỹ ra giàu nghèo có số . . . mà đạo trời cho phúc người thiện, bắt vạ người dâm, đời có người buôn bán khởi gia mà con cháu không được hưởng phúc đầy, thực bởi thế vậy.”

  • Kinh doanh phải minh bạch và chính đáng

Cho dù của cải, tiền bạc rất quan trọng nhưng việc buôn bán thu về phải chính đáng. Vì như thế thì mới có những chi tiêu đúng việc. Ngay cả những người có xuất thân trong nghèo khó, làm giàu cũng phải đi bằng con đường ngay thẳng. Nghề nghiệp vững là một món của cải quý và lâu bền

  • Cần kiệm là cái đạo lớn của người kinh doanh

Đối với người kinh doanh thì khi kiếm được nhiều tiền nếu hoang phí thì bao nhiêu rồi cũng hết. Sự xa xỉ là điều mà Lương Văn Can phê phán rất mạnh mẽ vì theo người “cái nguyên nhân lớn, quốc dân sở dĩ suy yếu là tự xa xỉ mà đến”. Sự xa xỉ được coi là mẹ đẻ của tính tham lam trong mỗi con người.

  • Sử dụng đồng tiền để phục vụ lại xã hội

Lương Văn Can khuyên các nhà buôn cần dùng đúng đồng tiền đã kiếm được để phục vụ xã hội. Hãy nhìn cuộc đời của người để thấy được minh chứng sống động cho triết lý này. Những đồng tiền gia đình cụ tích góp từ việc kinh doanh đã quay lại với xã hội và góp phần vào những việc ích nước lợi dân.

Ngoài ra cũng không thể quên tìm hiểu những triết lý kinh doanh của tỷ phú nổi tiếng như:

Steve Jobs – Đồng sáng lập viên, chủ tịch, và cựu tổng giám đốc điều hành của Apple: “Thời gian của bạn là có hạn, vì thế đừng lãng phí nó sống cuộc đời của những người khác. Đừng để mình vướng vào những giáo điều, suy nghĩ theo những lối mòn mà người khác đã vạch sẵn. Đừng để ý kiến của mọi người át đi tiếng nói sâu thẳm trong tâm hồn bạn. Và quan trọng nhất là hãy tin theo trái tim và trực giác, những thứ biết được bạn thực sự muốn làm gì. Mọi thứ còn lại chỉ là thứ yếu mà thôi”.

Jack Ma – nhà sáng lập đế chế Alibaba:

Nếu bạn không bỏ cuộc, bạn sẽ luôn còn cơ hội”.

“Nếu bạn muốn phát triển, hãy nhìn vào thời cơ”.

“Thái độ của bạn quyết định sự thành công của bạn trong tương lai”.

“Nếu bạn đang 25 tuổi, hãy cứ sai lầm đi. Đừng lo lắng. Ngã thì lại dậy. Bạn thất bại, bạn lại đứng lên”.

“Trước 20 tuổi, việc quan trọng nhất của bạn là học giỏi. 20 – 30 tuổi, hãy tìm một người sếp tốt, đừng tìm một công ty tốt. 30 – 40 tuổi, muốn làm gì thì hãy làm. 50 tuổi, hãy làm thứ bạn giỏi nhất. 50 – 60 tuổi, trao cơ hội cho người trẻ. Ngoài 60, hãy dành thời gian cho các cháu”

Từ những triết lý trên, bạn có thể đưa ra được những triết lý cho doanh nghiệp của mình để trở thành những doanh nhân. Tuy nhiên, thực trạng xây dựng triết lý của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay: Đại đa số chưa có triết lý kinh doanh bền vững, nhà nước chưa có sự can thiệp tham gia hợp lý, các doanh nghiệp vẫn chú trọng đến phần lượng mà chưa chú ý tới các giá trị doanh nghiệp.

Hãy tiếp thu và khắc phục được những yếu tố mà bạn cũng như các doanh nhân khác chưa hoàn thiện được.

Triết lý kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp thế giới

Triết lý kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam:

Dựa vào những câu chuyện triết lý kinh doanh để bạn tham khảo và đánh giá. Bắt đầu thực tế từ câu chuyện tình duyên:

Chàng trai nói với cô gái: “Anh là người giỏi nhất, anh hứa sẽ mang lại hạnh phúc cho em” – Đây là hình thức bán hàng.

Chàng trai nói với cô gái: “Cha anh có tận 3 căn nhà, nếu em lấy anh trong tương lai chúng đều là của em” – Đây là một chương trình khuyến mãi.

Người con trai căn bản không hề nói ra lòng mình như thế nào với người con gái, nhưng cô gái đã bị cuốn hút bởi khí chất và phong độ của chàng trai. – Đây chính là tiếp thị.

Cô gái không biết chàng trai này, nhưng tất cả bạn bè của cô đều dành những lời khen ngợi bất tận cho chàng trai. – Đây chính là thương hiệu.

Qua câu chuyện ta có thể hiểu được một cách nôm na về nó. Đây cũng được coi như những triết lý kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam. Từ cách tạo dựng thương hiệu đến lúc tiếp thị cùng các chương trình khuyến mãi khác. Để đưa ra được hình thức bán hàng hiệu quả cho sản phẩm của mình.

Triết lý kinh doanh của doanh nghiệp trên thế giới

Người Nhật vốn là người có bộ não thông minh và hiện đại. Là một đất nước phát triển về ngành kinh tế, mang đến nhiều bài học quý báu cho bạn bè thế giới. Vậy triết lý kinh doanh của người Nhật là gì?

Triết lý kinh doanh của người Nhật
Triết lý kinh doanh của người Nhật

Có thể thấy người nhật luôn có mục tiêu hướng tới sự phát triển của đất nước. Vì lợi ích và hạnh phúc của nhân dân nên nhiều doanh nghiệp tại Nhật đã thật sự thành công ở trong nước và quốc tế. Họ luôn đối xử với khách hàng một cách lịch sự và trân trọng nhất thể hiện sự tử tế khi phục vụ khách hàng. Luôn luôn nỗ lực vì lợi ích chung, làm việc đến khi không còn sức lực để tiếp tục mới dừng lại.

Từ đó bạn có thể có những bài học về triết lý kinh doanh và rút ra được cho mình những triết lý có ích, có thể áp dụng được. Mong là bài biết có thể giúp ích được cho bạn.

Đánh giá post

Trả lời