Chắc nhiều người không còn lạ lẫm gì với thuật ngữ Marketing bởi nó đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp. Vậy nghề Marketer liệu có liên quan đến marketing hay không? Công việc cụ thể hàng ngày của một marketer là gì? Và những tố chất nào cần có ở một marketer chuyên nghiệp? Tất cả sẽ có câu trả lời trong bài viết sau!
Marketer là gì?
Trong tiếng anh, marketer có nghĩa là người làm tiếp thị. Vậy thực chất trong xã hội và nền kinh tế hiện nay, marketer nghĩa là gì? Câu trả lời đó chính là một thuật ngữ chỉ nghề nghiệp của những người làm các công việc liên quan đến marketing tại các doanh nghiệp.
Nhiệm vụ chính của người làm marketer là tạo ra sự khác biệt cho dịch vụ/sản phẩm/thương hiệu của doanh nghiệp, cũng như việc tạo ra những nhu cầu và kích thích người tiêu dùng hành động. Bên cạnh đó, marketer còn là người đưa ra lời hứa với khách hàng bằng việc tạo ra những sản phẩm hữu ích, chất lượng và giá cả phù hợp nhất với họ. Vậy cụ thể marketer gồm những công việc cụ thể nào? Cùng theo dõi phần tiếp theo.
Mô tả công việc của Marketer (Marketer Job Description)
Đặt ra mục tiêu và lập kế hoạch
Khởi đầu một ngày, các marketer sẽ vạch ra những gạch đầu dòng về mục tiêu, kế hoạch cụ thể và định hướng từng cột mốc trong chiến lược marketing cho dự án mà doanh nghiệp đang triển khai. Tất cả các mục tiêu và kế hoạch đều phải đảm bảo tính khả thi và thực tế. Để làm được, các marketer sẽ dành nhiều thời gian, công sức để nghiên cứu và đánh giá mức độ phát triển của doanh nghiệp ra sao.
Đầu tiên, họ sẽ đề ra những mục tiêu lớn nhất và thực hiện nó, sau đó tiếp tục đi sâu vào các mục tiêu nhỏ khác. Một bản kế hoạch thường có 1-2 mục tiêu lớn, tương ứng với 3 – 4 mục tiêu nhỏ. Các mục tiêu phải kết nối với nhau chặt chẽ, liền mạch và cùng hướng đến đích đến cuối cùng của doanh nghiệp.
Theo dõi, nghiên cứu đối thủ
Thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt, các marketer cần phải hiểu biết về điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ để từ đó đưa ra những chiến lược đánh bại và dẫn đầu.
Marketer có thể nghiên cứu thông qua các thông tin trên website của đối thủ, về sản phẩm, dịch vụ, cách tiếp cận khách hàng, thông tin tuyển dụng,…từ đó đánh giá tổng thể và khách quan về đối thủ. Mặc dù các doanh nghiệp hoạt động khác nhau thì mục tiêu cuối cùng vẫn là có được khách hàng. Do đó, các marketer thường nghiên cứu và đánh giá nhu cầu của khách hàng tiềm năng, từ đó đưa ra chiến lược phù hợp nhất, đáp ứng tối đa nhu cầu của người tiêu dùng.
Nghiên cứu, tìm hiểu khách hàng mục tiêu
Trước hết, marketer cần phải biết ai là đối tượng cần hướng đến đối với sản phẩm/dịch vụ đó. Thường họ sẽ sử dụng công cụ “Customer portrait” để có được một bức chân dung toàn diện của khách hàng. 3 bước chính mà marketer cần làm đó là:
- Thu thập thông tin về khách hàng: thông qua các cuộc điều tra với nhiều nhóm đối tượng khác nhau, phỏng vấn để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, thông qua các kênh online hoặc offline, hotline,…
- Phân tích dữ liệu: bao gồm việc phân tích và phân loại các đối tượng thành các nhóm khách hàng, từ đó tìm ra điểm chung và xem đâu lý do khiến họ mua sản phẩm.
- Cập nhật hồ sơ của khách hàng: lên hệ thống quản lý để tránh sự tụt hậu do sự biến đổi chóng mặt của khách hàng và thị trường.
Lắng nghe truyền thông phản hồi
Một marketer phải biết lắng nghe phản hồi từ khách hàng, truyền thông cũng như dư luận về các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp mình, từ đó điều chỉnh kế hoạch và phương án cho phù hợp. Việc kiểm tra và trả lời phản hồi một cách thường xuyên cũng là hành động thể hiện sự tôn trọng với khách hàng.
Thông qua các trang mạng xã hội như Zalo, Facebook,…bạn có thể lắng nghe ý kiến của khách hàng để từ đó tăng cường tương tác và chia sẻ nhiều hơn, giúp sản phẩm/dịch vụ tiếp cận hơn với nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng.
Sáng tạo nội dung
Marketer không dừng lại ở việc nghiên cứu mà còn phải tạo ra những nội dung mới lạ, đặc trưng riêng cho sản phẩm/dịch vụ/thương hiệu. Nghề marketer cũng không đơn giản chỉ là nghiên cứu những con số hay các dữ liệu khô khan, mà chính từ những con số hay dữ liệu khô khan đó, họ có thể tạo ra nội dung nhắm trúng nhu cầu của khách hàng, được đăng tải trên báo, blog, mạng xã hội,…
Các marketer phải luôn cập nhật tình hình, bắt trend và cập nhật được các xu hướng, từ đó tạo nên những nội dung độc đáo, thú vị và thu hút được sự quan tâm của đông đảo khách hàng.
Một marketer cần những gì để thành công?
Để thành công với nghề marketer, bạn cần hội tụ những tố chất dưới đây.
Khả năng thích nghi tốt
Trong kinh doanh, việc đối mặt với những tính huống/sự cố bất ngờ là chuyện thường như cơm bữa. Do đó, marketer luôn luôn phải giữ bình tĩnh, tìm hiểu vấn đề một cách rõ ràng, từ đó có phương án giải quyết. Đó gọi là thích nghi tốt với hoàn cảnh và không ảnh hưởng đến dự án. Một người marketer giỏi luôn có khả năng ứng biến với tình huống, phát huy năng lực một cách tối đa nhất.
Biết lắng nghe và quan sát
Nghề marketer hướng đến việc bán được nhiều hàng và có nhiều người mua hàng. Nếu marketer thấu hiểu được nhu cầu của khách hàng thì mới có thể tìm cách đáp ứng được nó. Do đó, việc lắng nghe, quan sát và nắm bắt được tâm lý khách hàng là điều vô cùng quan trọng để có thể lập được chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Nhiệt tình, sáng tạo
Việc nghiên cứu, tìm hiểu khách hàng cần phải có được sự nhiệt tình mới tạo được niềm tin cho khách hàng. Không những vậy, marketer cần phải tạo ra chiến lược, định hướng con đường phát triển cho doanh nghiệp. Ý tưởng sáng tạo và mới mẻ mới có thể đưa doanh nghiệp vượt qua nhiều đối thủ cạnh tranh, khẳng định vị thế của mình trên thị trường.
Kỹ năng giao tiếp
Marketer là người thường xuyên phải gặp gỡ cũng như trao đổi với khách hàng. Chính vì vậy, kỹ năng giao tiếp là một điều cực kỳ quan trọng, giúp bạn thuyết phục và đàm phán được với khách hàng. Một marketer chuyên nghiệp sẽ biết cách ứng xử linh hoạt, sử dụng ngôn từ khéo léo với từng đối tượng khách hàng, từ đó mang lại hiệu quả cao.
Bên cạnh đó, marketer cũng phải biết tạo ra câu chuyện thú vị để chạm đến trái tim của khách hàng, tạo cảm giác thích thú với dịch vụ/sản phẩm của bạn và quyết định mua sản phẩm một cách tự nhiên nhất.
Khả năng làm việc nhóm
Dự án hay chiến dịch nào muốn thành công cũng cần sự góp sức của nhiều người, đặc biệt là một chiến lược marketing có rất nhiều công việc mà 1 người không thể gánh vác nổi. Do đó, marketer phải là người có khả năng làm việc nhóm cực kỳ tốt, biết phối hợp và trao đổi với các thành viên khác, từ đó thực hiện dự án một cách tốt nhất.
Khả năng ngoại ngữ
Trong kinh doanh, mục tiêu không chỉ phát triển trong nước mà còn vươn xa hơn ở thị trường quốc tế. Bởi vậy, marketer sẽ có cơ hội làm việc nhiều với các đối tác ở nước ngoài và khả năng ngoại ngữ là một lợi thế giúp marketer bay cao, bay xa hơn.
Chịu được áp lực và không ngại khó
Nghề marketer có đặc thù phải thường xuyên làm việc và xông pha bên ngoài, đặc biệt là tìm hiểu khách hàng, nghiên cứu thị trường. Do đó, họ phải đối mặt với rất nhiều công việc, khó khăn và áp lực hàng ngày. Tuy nhiên, nếu một người marketer biết cách sắp xếp công việc, nghỉ ngơi và thư giãn thì sẽ dễ dàng vượt qua khó khăn và đạt hiệu quả cao hơn trong công việc.
Cơ hội học hỏi và nâng cao dành cho marketers
Tomorrow Marketers Academy
Tomorrow Marketer là một học viện đào tạo sinh viên có được tư duy bài bản về marketing theo tiêu chuẩn quốc tế. Đây là nơi chia sẻ kiến thức và những kinh nghiệm thực tế, cập nhật xu hướng marketing hiện đại, giúp định hướng cho những sinh viên yêu thích hoặc đang theo đuổi ngành marketing về tương lai, xây dựng nên một cộng đồng những người marketers trẻ, nhiệt huyết.
Cuộc thi “Young marketers”
“Young Marketers”là tên một cuộc thi uy tín được tổ chức bởi REDDER Advertising – đối tác truyền thông của Brands Vietnam, nhằm định hướng đúng đắn cho sinh viên. Đến nay, Young marketers đã trải qua 8 mùa thi gay cấn và đầy thử thách, cho ra đời những thế hệ marketers tương lai tài năng.
Cuộc thi “Bản lĩnh marketer”
“Bản lĩnh marketer” là cuộc thi mang đến cho sinh viên những cơ hội được cạnh tranh và cọ xát, một sân chơi marketing thực tế và đầy tính hấp dẫn. Tại đây, sinh viên được các chuyên gia đầu ngành đào tạo và hướng dẫn trực tiếp, chuyên sâu. Giải thưởng cho người chiến thắng vô cùng hấp dẫn lên đến 100 triệu đồng.
Điểm khác biệt so với các cuộc thi khác đó là “Bản lĩnh marketer” là một cuộc thi đề cao tính thực tiễn trong việc tìm kiếm giải pháp marketing cho các doanh nghiệp thực tế. Trải qua cuộc thi các năm, đề án của các đội thi cũng đã được các công ty lớn như Owen, Yamaha, Evergreen,… áp dụng trong thực tiễn. Bởi vậy, đây chính là một cơ hội cho sinh viên được thử sức với vị trí marketers tại các tập đoàn lớn và được thực hiện đam mê của bản thân.
Những blog marketer nổi tiếng bạn nên nên follow
Blog marketer Vietnam
- Mediaz: Đây là blog miễn phí của mediaZ, một trong những agency hàng đầu trong lĩnh vực digital marketing, là đối tác cao cấp của nhiều Brands lớn và Zalo ads. Trong đó, các bài viết rõ ràng được chia ra thành: Content marketing, SEO, Facebook marketing,….
- com: Đây là một website quen thuộc đối với marketer Vietnam, bao gồm các chủ đề phổ biến: Google AdWords, SEO, Customer insight,…
Blog marketer quốc tế
- Copy Blogger: Đây là một blog được Brian Clark lập ra và trở thành một trong những blog có tầm ảnh hưởng trên thế giới. Năm 2014, Brian đã lọt vào danh sách World’s Top 40 Social Marketing Talent và Top 10 Online Marketing Expert. BusinessWeek đã liệt kê Brian vào danh sách các doanh nhân nên được follow trên twitter.
- Copy Hackers: bao gồm các bài viết thuộc 3 mục cụ thể: Freelancing, Copywriting và Growth Marketing. Nó được phát triển giống như một cộng đồng thật sự, cuối mỗi bài viết đều có các câu hỏi thảo luận và tác giả sẽ trực tiếp giải đáp.
- Smart Blogger: Đây là một cộng đồng mà các marketer có thể thoải mái đặt câu hỏi thảo luận ở cuối bài viết. Bài viết được trải rộng trên nhiều khía cạnh: Creativity, Design, Visual content, Email,,…
Hy vọng những kiến thức trên đã giúp bạn hiểu rõ về nghề Marketer cũng như nắm được những tố chất mà một marketer chuyên nghiệp cần có và rèn luyện. Chúc các bạn luôn thành công trong lĩnh vực marketing và kinh doanh.