Description là gì và cách viết mô tả description chuẩn SEO

Trong thời đại mà công cụ tìm kiếm trực tuyến, online được được xem là một công cụ được sử dụng marketing, quảng cáo rất quan trọng đối với các doanh nghiệp, công ty, thương hiệu. Việc tìm đến những giải pháp, sự độc đáo để đưa được sản phẩm, dịch vụ đến được khách hàng luôn là một bài toán không hề dễ trong thời điểm rất nhiều sự cạnh tranh như ngày nay. Thay vì quảng cáo, phát tờ rơi rầm rộ thì giờ đây các nhãn hàng rất hay sử dụng các đoạn mô tả ngắn, gọi là description một cách có hiệu quả. Vậy hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn định nghĩa đúng nhất về description là gì?

Description là gì?

Nhiều người thắc mắc Description là gì? Nó chính là một đoạn văn ngắn mô tả và tóm tắt nội dung của 1 trang web, chủ đề hay bài viết nào đó,… Hay đơn giản hơn, description là đáp án khái quát nhất cho câu hỏi: “Tại sao tôi phải quan tâm đến vấn đề bạn muốn đề cập?”. Description có thể nằm phần thông tin của fanpage, profile cá nhân hay trên group, bài viết.

Description là đoạn mô tả ngăn có thể xuất hiện trên web, trang báo,...
Description là đoạn mô tả ngăn có thể xuất hiện trên web, trang báo,…

Meta Description là gì?

Meta Description là một phần nhỏ của Description. Nó một đoạn nội dung mô tả ngắn gọn về đoạn văn, bài viết trên website, trang báo,… Chúng thường xuất hiện trên google khi tìm kiếm và có yếu tố rất quan trọng quyết định liệu người xem có nhấp vào link đó hay không. Liệu đường link này phù hợp với nội dung mà họ search hay không? 

Một đoạn miêu tả chất lượng, chuẩn cần phải nói đúng, chân thực về nội dung đồng thời mang tính khái quát cao cho nội dung của thông điệp muốn truyền tải tới khách hàng, tạo điều kiện giúp cho google đưa thông tin lên phần tìm kiếm.

  Ví dụ về Meta Description xuất hiện trên Google
Ví dụ về Meta Description xuất hiện trên Google

Vai trò của mô tả description?

Mô tả description hay còn gọi là meta description chính là đoạn văn thâu tóm nội dung của bài viết. Chúng có thể được Google lựa chọn làm tiêu đề nổi bật. Trong SEO, description là nơi mà các thương hiệu đặt những từ khóa hướng tới đồng thời nằm trong key mà người tìm kiếm nhắm tới. 

Tuy nhiên, rất nhiều thương hiệu khi đăng tải bài lên Google lại bỏ qua sự quan trọng của các đoạn description, dẫn đến việc google mặc định chọn đoạn văn nào chứa nhiều từ khóa phù hợp với kết quả tìm kiếm nhất. Từ đó, thương hiệu vừa bị diễn đạt sai nội dung, khách hàng bỏ qua một lựa chọn đáng giá. 

Có thể những người xem họ chưa biết nội dung bên trong của bài viết nhưng thông qua phần miêu tả, họ có thể khái quát được phần nào. Đồng thời, nó cũng quyết định xem họ có lựa chọn nhấp vào đường link đó hay không, khi mà có rất nhiều kết quả tìm kiếm thú vị khác.

Tầm quan trọng của Meta Description quyết định xem người đọc có quyết định nhấp vào link bài viết hay không
Tầm quan trọng của Meta Description quyết định xem người đọc có quyết định nhấp vào link bài viết hay không

Bí quyết để xây dựng mô tả description chuẩn SEO?

Dường như với những người làm SEO sẽ chịu trách nhiệm về mảng nội dung cho các thương hiệu thì không còn lạ gì với khái niệm thẻ description. Tuy nhiên, dù có nhiều năm làm nghề nhưng họ vẫn chưa hiểu rõ thế nào là description chuẩn.

Description không bắt buộc viết theo những cấu trúc hay quy tắc nhất định nào cả. Từ ngữ không cần quá tuân theo văn phong chuẩn mực nào đó nhưng cần luôn luôn đảm bảo về sự đầy đủ nội dung sao cho đoạn văn đó phù hợp với yêu cầu của google. 

Chúng ta luôn có đủ thời gian để soạn nội dung của từng đoạn description. Chính vì vậy, hãy tạo ra sự khác biệt về phần mô tả ở mỗi trang. Hãy đảm bảo độ tin cậy, phản ánh đúng nội dung của website đó. Thương hiệu của bạn có thể bị loại bỏ ngay nếu không đúng với sự thật. Marketing không đồng nghĩa với dối trá và meta description không đồng nghĩa với việc đánh bóng nội dung.

Để có một thẻ description chất lượng phải đảm bảo những yêu cầu sau:

  • Đối với Google, thẻ description phải có độ dài <=920 pixel (khoảng 145-165 ký tự): Để xem thẻ của bạn có bị dư hay không, bạn hãy sử dụng https://totheweb.com/. 
  • Nội dung phải thật chính xác, trung thực và ngắn gọn: Tránh viết thẻ description có nội dung không liên quan với bài viết nhằm lôi kéo khách hàng. Điều đó sẽ khiến mất niềm tin của khách hàng với trang web và doanh nghiệp của bạn. Nhằm hạn chế vấn đề này, Google sẽ xem nội dung thẻ description và bài viết. Nếu thấy nội dung của thẻ không phù hợp với từ khóa, nó sẽ tự động lấy một đoạn trong bài viết nếu thấy phù hợp.
  • Sử dụng các từ ngữ hấp dẫn, kích thích tính tò mò: Nhằm kêu gọi người xem hành động, kích vào bài viết để xem. Tuy nhiên, từ ngữ đó vẫn phải đảm bảo phù hợp với bài viết và không quá giật tít.
  • Nội dung thẻ description đảm bảo tính duy nhất: Những thẻ description tuyệt đối không trùng nhau trong 1 website hay của các website khác.
 Description phải khiến cho người đang tìm kiếm thông tin nhấn vào đường link
Description phải khiến cho người đang tìm kiếm thông tin nhấn vào đường link

Tuy nhiên, cũng có thể khiến họ thoát ra ngay lập tức bởi bài viết không đúng với những gì họ cần. Cuối cùng, hãy lấy người xem cũng như lấy khách hàng làm trung tâm, phân tích xem họ thực sự cần gì để tạo ra thẻ mô tả hoàn hảo, chất lượng nhất.

Thẻ mô tả luôn luôn là yếu tố quan trọng của mỗi trang, với những người làm nội dung chuyên nghiệp chắc chắn sẽ biết được điều này. Tuy nhiên, thẻ meta description sẽ không ảnh hưởng đến thứ tự xếp hạng tìm kiếm của google nhưng nó chính là phương tiện kết nối hiệu quả giữa công ty, doanh nghiệp và khách hàng.

Khi làm thẻ mô tả, những người chịu trách nhiệm quảng bá nội dung sẽ gặp nhiều thách thức. Bởi nếu thương hiệu đó có hàng nghìn trang thì thật khó khăn nếu thiết kế thẻ description theo phương pháp thủ công. Giờ đây nhiều thương hiệu cũng như các doanh nghiệp cài đặt tạo thẻ mô tả tự động. Google sẽ tự động chọn đoạn văn có nội dung phù hợp nhất.

Tối ưu hóa các thẻ meta description sẽ không hề đơn giản với người mới bắt đầu
Tối ưu hóa các thẻ meta description sẽ không hề đơn giản với người mới bắt đầu

Sai lầm thường gặp khi soạn nội dung cho description

Rất nhiều người mặc dù đã có kinh nghiệm trong mảng soạn nội dung nhưng lại gặp phải lỗi rất cơ bản khi viết thẻ description. Cụ thể, đó là việc sử dụng một đoạn mô tả cho quá nhiều trang bởi họ chưa nắm rõ được tầm quan trọng của những đoạn văn này. Điều này rất đến gây ra cả khó khăn cho người sử dụng và google.

Trên đây là định nghĩa giúp bạn tự trả lời câu hỏi Description là gì và những kỹ năng cơ bản dành cho dân biên tập nội dung. Hãy luôn luôn tận dụng mọi kỹ năng để tạo ra những đoạn description độc đáo, đem đến cho người xem sự mới mẻ. Đồng thời cũng phù hợp với nội dung mà họ đang tìm kiếm nhằm kết nối giữa thương hiệu và khách hàng. Để xây dựng một thẻ description độc đáo, ấn tượng không phải là khó khăn, quan trọng chính là thái độ tiếp thu.

 

 

4.7/5 - (3 bình chọn)

Trả lời