GDN là gì? Tất tần tật thông tin bạn cần biết về GDN

Google không chỉ đơn thuần là một kênh tìm kiếm mà còn là một công cụ hỗ trợ quảng cáo trực tuyến cho các doanh nghiệp nhằm thu hút khách hàng. Bên cạnh hình thức quảng cáo Google adwords thì GDN cũng giúp doanh nghiệp mở rộng phạm vi quảng bá dịch vụ và sản phẩm. Vậy GDN là gì? Quảng cáo GDN là gì và bí kíp nào để tối ưu chiến dịch GDN? Dưới đây là tất tần tật thông tin bạn cần biết về GDN.

GDN là gì và làm sao để tối ưu chiến dịch quảng cáo GDN
GDN là gì và làm sao để tối ưu chiến dịch quảng cáo GDN

GDN là gì?

GDN là gì? Thuật ngữ GDN được viết tắt từ cụm từ Google Display Network, có nghĩa là một mạng lưới bao gồm các website lớn – đối tác của Google. Các trang web đó cho phép các doanh nghiệp sử dụng công cụ GDN để quảng cáo về dịch vụ và sản phẩm của họ.

Thực chất trong Google Adwords sẽ gồm có Google Search Network và Google Display Network (GDN). Trong đó:

  • Google Search Network: Đây là hình thức quảng cáo trực tuyến có trả phí phổ biến nhất, được đặt ads tại các vị trí đẹp nhất của Google. Khi tìm kiếm từ khóa, người dùng có thể nhìn thấy quảng cáo đó một cách dễ dàng.
  • Google Display Network: Đây là hình thức quảng cáo thụ động hơn, phải chèn ads vào trang web đã được chọn lọc kỹ lưỡng. Người dùng sẽ thấy quảng cáo khi truy cập vào website đó để đọc tin tức hoặc mua sắm. GDN nghiêng về quảng cáo banner, hình ảnh, media hoặc các câu từ cuốn hút. Ngoài ra, người ta còn gọi quảng cáo GDN là Google GDN hoặc Digital GND.
Người dùng sẽ thấy quảng cáo GDN khi truy cập vào website đó để đọc tin tức
Người dùng sẽ thấy quảng cáo GDN khi truy cập vào website đó để đọc tin tức

GDN in marketing là gì?

Vậy quảng cáo GDN là gì? GDN là gì? Trong marketing,  GDN là hệ thống quảng cáo banner được hiển thị trên các trang web là đối tác của Google Ads, cho phép doanh nghiệp đặt các nội dung tĩnh hoặc động trên đó. Thông qua các video, text, hình ảnh,…quảng cáo GDN có thể xuất hiện đồng thời trên nhiều trang web.

Cách thức hoạt động của GDN

Tùy thuộc vào ngữ cảnh

Dựa theo chủ đề hoặc từ khóa mà bạn đã chọn, quảng cáo GDN sẽ có cơ hội hiển thị trên các trang web có nội dung liên quan. Google luôn thực hiện quá trình phân tích chủ đề chính của các trang web, nếu chủ đề hoặc từ khóa của bạn chọn trùng với chủ đề của website, Google ads sẽ lựa chọn website đó để đăng quảng cáo của bạn.

Google sẽ phân tích website có từ khóa và chủ đề mà bạn chọn để hiển thị quảng cáo
Google sẽ phân tích website có từ khóa và chủ đề mà bạn chọn để hiển thị quảng cáo

Chọn website chính xác

Với Placement targeting (mục tiêu hiển thị), bạn có thể lựa chọn các website, video hoặc apps từ hệ thống các website của GDN để hiển thị quảng cáo. Google sẽ không lựa chọn website cho bạn một cách tự động như khi phân tích từ khóa, chủ đề.

Remarketing

Remarketing là gì? Nó được dịch ra là tiếp thị lại, là thủ thuật hiển thị quảng cáo đến những đối tượng đã từng truy cập vào trang web và đã được lưu dấu vết, nhằm mục đích nhắc lại, gợi ý cho khách hàng về dịch vụ hoặc sản phẩm của doanh nghiệp.

Remarketing thường tập trung vào những đối tượng đã từng tương tác với trang web hoặc apps đó, hoặc đã từng kích vào quảng cáo, từ đó đưa quảng cáo thường xuyên hiển thị đến họ. Dù họ đang trong giai đoạn nào của quá trình chuyển đổi, chỉ cần đã từng ghé thăm website hoặc nhấn vào ads cũng sẽ bị cho vào danh sách remarketing.

Remarketing là thủ thuật hiển thị quảng cáo đến những đối tượng đã được lưu dấu vết từng truy cập trang web
Remarketing là thủ thuật hiển thị quảng cáo đến những đối tượng đã được lưu dấu vết từng truy cập trang web

Quảng cáo GDN có ưu, nhược điểm gì?

Ưu điểm của GDN

  • Định dạng quảng cáo một cách đa dạng bao gồm: Banner, ảnh tĩnh, text, ảnh động, video,…
  • Khả năng tiếp cận cao nhờ hệ thống website đối tác lớn, từ đó tăng độ phủ thương hiệu và tầm ảnh hưởng của nó.
  • Có thể thay đổi thông điệp và mẫu quảng cáo một cách dễ dàng theo từng chiến dịch.
  • Hỗ trợ tối ưu SEO.

Nhược điểm

Vị trí quảng cáo được sắp xếp một cách ngẫu nhiên và không kiểm soát được. Do đó, quảng cáo GDN của đối thủ cũng có thể hiển thị cùng vị trí mà bạn đang chạy.

Bí kíp tối ưu chiến dịch GDN

Giờ đây, chắc hẳn bạn đã hiểu thế nào là quảng cáo GDN, GDN là gì rồi. Vậy để tối ưu hóa chiến dịch GDN, bạn cần lưu ý những gì?

Mục tiêu giá thầu

Bạn hãy cài đặt nó một cách thông minh, không gom góp vào 1 nhóm quảng cáo nhiều hình thức, hạn chế độ phủ. Hãy chia ra thành nhiều nhóm, tương thích với từng mục tiêu giá thầu.

Định dạng quảng cáo

Nhiều người lầm tưởng rằng GDN chỉ có ads hình ảnh. Tuy nhiên trên thực tế, GDN có rất nhiều lựa chọn định dạng như hình ảnh, chữ, số liệu, video, media,…

Bên phải của trang báo 24h đang là quảng cáo GDN động
Bên phải của trang báo 24h đang là quảng cáo GDN động
  • Ads chữ: bao gồm nội dung và tiêu đề, cho phép bạn viết nhiều loại nội dung, để người dùng hiểu và kích vào quảng cáo.
  • Thiết kế banner GDN: GDN banner hay Google banner là gì? Đó là dạng quảng cáo được tự động điều chỉnh phù hợp với không gian quảng cáo có sẵn. Banner không nên chứa quá nhiều nội dung văn bản, làm mất tính hấp dẫn. Kích thước của GDN banner (GDN banner size) thường là 1200×628 và 1200×1200 giúp tiết kiệm thời gian và chi phí thiết kế.
  • Hình ảnh quảng cáo: bao gồm 15 size chuẩn. Tuy nhiên, 5 kích thước có tỷ lệ chuyển đổi tốt nhất, có thể bao phủ tối đa 95% mạng hiển thị, đó là: 160×600, 300×250, 300×600, 320×50, 728×90. Thiết kế hình ảnh phù hợp với thông điệp dựa trên nghiên cứu về khách hàng.
  • Ads video: Bạn có thể đặt ads nằm cạnh video Youtube. Hình thức này ngày càng phổ biến khi Youtube vô cùng phát triển như hiện nay. Với ads video, bạn chỉ nên dùng 1 ảnh thumbnail cho video với tỷ lệ 16:9, đảm bảo quảng cáo được hiển thị tốt trên tất cả các giao diện. Video thường giúp tăng khả năng tương tác.
Quảng cáo GDN hình thức hiển thị video
Quảng cáo GDN hình thức hiển thị video
  • Ads media: Các thành phần tương tác, hình ảnh hoạt họa được thay đổi tùy theo đối tượng cũng như cách họ tương tác với quảng cáo.

Ngoài ra, bạn cần chú ý:

  • Nếu bạn không thiết kế ads với những kích thước nói trên, ads của bạn sẽ bị hạn chế hiển thị trên GDN, thậm chí không được hiển thị trên một số trang web cụ thể.
  • Trang đích là trang chứa những nội dung rõ ràng, cụ thể. Không nên cho quảng cáo hiển thị trên trang chủ hoặc trang danh mục vì nó sẽ khiến người dùng không thấy hứng thú.
  • Nút call to action (CTA) cần được hiển thị nổi bật và rõ ràng.
  • Trong khi chiến dịch đang chạy, bạn nên theo dõi thật kỹ nội dung quảng cáo, từ đó thay đổi giá thầu ở những trang có tỷ lệ chuyển đổi tốt. Bạn có thể đổi banner và xem xét cái nào đang hoạt động tốt để lựa chọn lâu dài đồng thời tránh sự nhàm chán. Với nhóm quảng cáo không đạt mục tiêu, hãy tối ưu và chỉnh sửa lại trang đích (Landing page) giúp thu hút người dùng.

Hiện nay, quảng cáo GDN đã quá quen thuộc với những người làm marketing. Để tối ưu hóa chiến dịch GDN, biết được GDN là gì thôi chưa đủ, bạn phải am hiểu về lĩnh vực kinh doanh và cập nhật liên tục những thay đổi của Google và khách hàng của mình.

 

4/5 - (1 vote)

Leave a Reply